· KIM PHỤNG
Đến
hẻm 117 Phan Văn Hân, hỏi cô Phạm Thị Xuân, Tổ trưởng Phụ nữ tổ 77, khu phố 4,
Phường 17 thì ai ai cũng biết. Bởi cô cùng gia đình luôn có nhiều đóng góp chăm
lo hội viên phụ nữ khó khăn, những mảnh đời kém may mắn trong xã hội.
Cô Phạm Thị Xuân (thứ nhất, nhìn ra) phát suất ăn cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh K. Phụng) |
Biết
được ý nghĩa việc làm của gia đình cô Xuân, nhiều người mang tiền đến đóng góp. Nhưng cô Xuân từ chối và
cho rằng: “Gia đình nấu cơm trao mọi
người như một niềm vui, không phải làm theo nghĩa vụ. Nếu nhận tiền, nhận vật chất của
người ngoài để duy trì quán cơm, điều đó cũng hay, nhưng sẽ tạo cho các con áp
lực. Trong khi các thành viên trong
gia đình đều có công việc riêng. Khi mình không vui thì khó trao niềm vui cho
người khác”. Hỏi vì sao cô vận động các con cùng nấu bếp cơm thuận lợi vậy. Cô mỉm
cười, tâm sự: “Từ sau ngày đất nước thống
nhất, như bao gia đình khác, hoàn cảnh chúng tôi rất khó khăn. Tôi ngày ngày
buôn bán ở chợ. Chồng ở nhà cắt vải, các con buổi đi học, buổi về cùng phụ ba
mẹ may áo quần mang bán. Có lẽ vì vậy, mỗi đứa nhỏ đều quý giá trị đồng tiền
mình làm ra. Thấu hiểu nỗi khó khăn trong việc mưu sịnh. Nên khi trưởng thành,
công việc và cuộc sống ổn định, có điều kiện, các con tôi luôn san sẻ, giúp đỡ
những mảnh đời khó khăn. Bởi chính những người lao động cần cù kia là hình ảnh
gia đình mình, cha mẹ mình năm xưa”.
Không chỉ nấu cơm từ
thiện, mà với công việc của một Tổ trưởng tổ dân phố - Mặt trận, Tổ trưởng phụ
nữ 77, khu phố 4. Hơn 30 năm qua, những công việc cô Xuân dành cho xã hội không
thể nào đếm hết. Làm nghề “vác tù và hàng tổng, cô luôn quan tâm chia sẻ với
người khó khăn bằng nhiều việc làm cụ thể và thiết thực như ai khó gì thì hỗ
trợ đó như: giới thiệu học nghề miễn phí, giới thiệu việc làm, tư vấn hôn nhân,
hỗ trợ giúp đỡ hướng dẫn các trường hợp làm giấy khai sinh, khai tử… Chị Trần
Lệ Tâm, con gái cô Xuân tâm sự: “Làm việc
thiện như thấm vào máu cả nhà rồi. Nên thấy ai quá khó khăn, mấy chị em nhắn
nhau giúp liền”.
Việc làm thiện nguyện, đối với cô Xuân cùng các con chỉ là việc làm nhỏ, nhưng đối với những người dân đang gặp khó khăn về mặt kinh tế trong thời buổi dịch bệnh, đó là một món quà to lớn, một sự giúp đỡ rất đúng lúc. Một vẻ đẹp tuy bình dị đơn sơ nhưng lại rất đậm nét nhân văn và thiết thực. Bởi vậy, sự đẹp đẽ nghĩa tình không đến từ những điều gì cao quý mà đến từ những con người gần gũi, mộc mạc xung quanh chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm